CHỢ TRUYỀN THỒNG

             Chợ Bến Thành : là một thị trường lớn ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ở Quận 1 . Thị trường là một trong những cấu trúc còn sót lại của Sài Gòn và là biểu tượng quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh, nổi tiếng với các khách du lịch tìm kiếm thủ công mỹ nghệ địa phương, hàng dệt, áo dài và quà lưu niệm, cũng như các món ăn địa phương.

Từ những thập niên đầu thế kỷ 18, trên vùng đất Sài Gòn, phủ Gia Định xưa đã hình thành các khu chợ buôn bán như: chợ Điều Khiển, chợ Tân Kiểng, chợ Nguyễn Thực…Đặc biệt khu chợ Lớn của người Hoa được hình thành trong khoảng năm 1679 đến năm 1731 là một khu vực buôn bán sầm uất thời bấy giờ. Kế đến là chợ Bến Thành nằm trên vàm Bến Nghé – sông Sài Gòn, gần thành Gia Định. Tên gọi chợ Bến Thành bắt nguồn từ vị trí này của chợ.
Năm 1913, chợ Bến Thành bị giải tỏa, nhà lồng chợ nhường lại cho Tổng nha Ngân khố, nay là Kho bạc Nhà nước nằm trên đường Nguyễn Huệ, quận 1. Khu vực chợ mang tên chợ Cũ nằm ở góc đường Tôn Thất Đạm – Hàm Nghi hiện nay vốn là chợ Bến Thành trước đây.
Chợ Bến Thành có 4 cửa chính và 12 cửa phụ. Từ cửa Nam đến cửa Bắc của chợ dài 136m. Từ cửa Đông đến cửa Tây dài 96m. Đường chữ thập của chợ rộng 5m. Từ cửa Nam xuống Bắc của chợ có 22 hẻm. Từ cửa Đông xuống cửa Tây có 9 hẻm.
Cửa Nam là mặt tiền (cửa số 1) của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang. Phía Nam chợ Bến Thành ngoài cửa Nam còn có cửa số 2, cửa số 16. Điểm nổi bật nhất của cửa Nam đó chính là tháp đồng hồ. Tháp đồng hồ có ba mặt. Tháp được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp. Phía dưới tháp đồng hồ, ở mặt tiền, có ba chữ “CHỢ BẾN THÀNH”.
Phần trên của tháp, bên trong trước đây là phòng phát thanh của Đài truyền thanh quận 1 mà tôi là một trong những thành viên từng trực tại đây để đọc những bài phát thanh hằng ngày, cung cấp tin tức và các thông báo cần thiết cho tiểu thương và khách đi chợ sau năm 1975.
Từ những năm 2000, nơi đây trở thành văn phòng ban quản lý chợ, có thiết lập thêm một trang thờ Thần chợ đáp ứng nhu cầu tâm linh của giới tiểu thương ở chợ. Bên dưới tháp là cửa chính vào chợ, gọi là cửa Nam. Cửa Bắc (cửa số 9) của chợ Bến Thành nằm trên đường Lê Thánh Tôn.  Cửa Tây (cửa số 5) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Chu Trinh. Phía Tây chợ Bến Thành ngoài cửa Tây còn có cửa số 3, cửa số 4, cửa số 6, cửa số 7, cửa số 8. Cửa Đông (cửa số 13) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Bội Châu. Phía Đông chợ Bến Thành ngoài cửa Đông còn có cửa số 10, cửa số 11, cửa số 12, cửa số 14, cửa số 15.
Hội động của Hội Phụ nữ chợ Bến Thành
Tổng số thương nhân đang kinh doanh tại chợ Bến Thành là: 1446 trong đó nữ thương nhân là 1045, được chia thành 36 tổ ngành hàng. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, thương nhân và hội viên chợ Bến Thành luôn tích cực tham gia phong trào thi đua đã góp phần không nhỏ trong thành tích đạt được của Hội phụ nữ chợ. Hội Phụ nữ là đơn vị liên tục 05 năm được Hội LHPN Quận 1 đánh giá là đơn vị xuất sắc vững mạnh, được Ủy ban nhân dân Thành phố khen tặng trong việc thực hiện phong trào “Người kinh doanh mới” góp phần tích cực xây dựng phong cách văn minh trong kinh doanh thương mại.
            Chợ Tân Định ngày trước được xem là nơi phồn hoa của những người Sài Gòn giàu có.Nằm trên đường Hai Bà Trưng, chợ Tân Định được xây dựng từ năm 1926 gồm 4 cửa chính. Qua nhiều biến động của thời gian, đến nay chợ Tân Định không thay đổi nhiều mà vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ xưa. Đặc biệt, chợ vẫn nổi tiếng là nơi kinh doanh vải vóc uy tín, còn các món ăn bán tại đây đều đúng vị Sài Gòn.
           Được coi là ngôi chợ cổ kính từ thời Pháp thuộc được hình thành vào năm 1926, chợ Tân Định thuộc Quận 1 (TpHCM) vẫn giữ được nét vẻ độc đáo và vị trí độc tôn của những ngôi chợ nơi trung tâm một thành phố có mật độ dân số đông đúc, mức sống khá cao.
Tọa lạc ngay trên con đường Hai bà Trưng nhộn nhịp và ồn ào khi có nhiều tuyến xe buýt đi ngang, thuận lợi cho việc đi lại, Là một trong những chợ truyền thống của Quận, có các mặt hàng đa dạng và phong phú cả về chất lượng lẫn số lượng, nhất là các mặt hàng về vải vóc, quần áo, giày dép, tạp phẩm lưu niệm, phụ kiện hàng trang sức, thực phẩm khô, trái cây….Các gian hàng được trưng bày đẹp mắt hài hòa theo từng ngành hàng và được bố trí theo từng khu vực thích hợp.
Cùng với sự đổi mới và phát triển của phong trào phụ nữ Quận 1, trong những năm qua, hoạt động Hội phụ nữ chợ Tân Định cũng luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng và giữ vững chợ “Đạt chuẩn văn minh thương nghiệp” gắn với phong trào “Người kinh doanh mới” . Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được chị em hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực, cố gắng nâng cao trình độ nghiệp vụ như trau dồi kỹ năng bán hàng, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, thu hút chị em tiểu thương hưởng ứng tham gia các hoạt động Hội.
Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, Thương nhân và hội viên Chợ luôn tích cực tham gia phong trào thi đua đã góp phần không nhỏ trong thành tích đạt được của Hội phụ nữ chợ. Hội Phụ nữ là đơn vị liên tục các năm liền được Hội LHPN Q1 đánh giá là đơn vị vững mạnh và được tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác: Tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện phong trào “Người kinh doanh mới” góp phần tích cực xây dựng phong cách văn minh trong kinh doanh thương mại.

            Chợ Dân Sinh hay còn gọi là Khu Dân Sinh nằm ngay trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với bốn con đường bao quanh là đường YersinNguyễn Thái BìnhNguyễn Công Trứ và Ký Con với diện tích đất rộng hơn 5.000m2
Tiền thân của chợ Dân Sinh là khu ăn chơi cờ bạc khét tiếng Kim Chung. Đến cuối năm 1954, khu Kim Chung đổi tên thành chợ Dân Sinh, chuyên bán đồ quân trang, quân dụng cũ và mới của quân đội Mỹ.

Từ năm 1978 đến năm 1989 là giai đoạn đất nước chưa mở cửa, kinh tế khó khăn, hàng hóa khan hiếm, nhưng lại là giai đoạn cực thịnh của chợ Dân Sinh với các loại từ quần áo, vật dụng đồ nghề cũ như phụ tùng xe hơixe gắn máy,…
Năm 1990 đến năm 1992, chợ Dân Sinh bắt đầu xuất hiện hàng mới, đến khoảng năm 1997 thì lượng hàng mới hầu như chiếm lĩnh, hàng cũ trở thành hàng lưu niệm, dành cho khách du lịchViệt kiều và người ưa hoài niệm sưu tầm hoặc làm quà tặng nhau.
Từ 1992 đến năm 2000, Luật doanh nghiệp ra đời tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, nhiều cửa hàng kim khí điện máy, trung tâm mua bán, siêu thị xuất hiện…, chợ Dân Sinh từ đó bước vào giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, một số khách hàng quen thuộc của chợ Dân Sinh, vì ưa cái cảm giác cà kê trả giá nên vẫn thường xuyên lui tới chợ, nói:
Đi chợ Dân Sinh bây giờ hơi chạnh lòng bởi cảm giác trống trải.
Vào một số thời điểm trong ngày, quả thật người bán đông hơn người mua